sibar-articles

KEY CONTACT

Sadaf Bunchanan

Parther: London

Email: Apolat@gmail.com

RELATED ARTICLES

Quy Trình Để Hoàn Thành Một Dự Án Xây Dựng ?

Để hoàn thành một dự án xây dựng cần đề ra và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Quy trình hoàn thiện một dự án xây dựng thường bao gồm nhiều bước, từ lập kế hoạch đến triển khai và bảo trì. Các bước này diễn ra chặt chẽ và có liên kết với nhau. Chủ đầu tư chính là người cần phải nắm rõ quy trình này nhất. Như vậy mới có thể quản lý các khoản chi phí phải chi tiêu cho dự án. Vậy thì Quy Trình Để Hoàn Thành Một Dự Án Xây Dựng gồm những bước như thế nào? Hãy cùng Koshi đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bước 1 – Xác định nhu cầu và mục tiêu

Xác định nhu cầu bằng cách tìm hiểu xem khách hàng hoặc chủ đầu tư muốn gì từ dự án? là một tòa nhà thương mại, nhà ở hay là một cơ sở hạ tầng?. Bên cạnh đó cũng đánh giá luôn môi trường xung quanh, yếu tố khí hậu, địa hình và các yếu tố khác của nơi xây dự án như diện tích, loại công trình là lớn hay nhỏ, có thực sự phù hợp với nhu cầu địa phương.

Cũng cần xác định mục tiêu của dự án như hoàn thành vào một ngày cụ thể nào đó hoặc đạt mục tiêu về mức độ xanh hay giảm thiểu rủi ro. Xác định xem nguồn ngân sách có phù hợp với mục tiêu hay không, phân bố thế nào cho hợp lý. Ngoài ra, đặt mục tiêu về chất lượng cũng là 1 yếu tố quan trọng.

Bước 2 – Lập kế hoạch

Hãy xây dựng kế hoạch dự án với các giai đoạn cụ thể. Với một khung timeline sẽ giúp dự án được quản lý chặt chẽ, kết nối các bộ phận, giai đoạn của dự án với nhau.

Trong bước này cũng cần xác định nguồn lực cụ thể và thống kê ngân sách, và tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành dự án.

Ngoài ra hãy xác định rõ ràng tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí sau:

  • Chi phí trực tiếp xây dựng công trình gồm: vật tư, nhân công và máy thi công
  • Chi phí thiết bị gồm: các loại máy phục vụ như thang máy, máy điều hòa – thông gió, âm thanh, ánh sáng, máy phát. Các thiết bị nội thất như tủ, bàn ghế, giường, thiết bị vệ sinh, xử lý nước thải …..
  • Chi phí quản lý dự án: là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án. Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thí nghiệm, thẩm tra, …..
  • Chi phí khác gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá, chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường, chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật …..

Bước 3 – Làm các thủ tục về xin phép đầu tư và xin phép xây dựng.

Xây dựng nhà công trình thuộc quyền quản lý của nhà nước. Vì vậy để được phép xây dựng, bạn cần phải xin giấy phép xây dựng.

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/ chủ nhà để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình hoặc nhà ở.

Giấy phép xây dựng tạm: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng.

Khi nào cần phải xin phép xây dựng?

  • Xây dựng mới nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
  • Sửa chữa, cải tạo nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng. Thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.

Qui trình xin phép xây dựng như thế nào?

  • Qui trình xin phép xây dựng gồm:
  • Lập hồ sơ xin phép xây dựng
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
  • Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ
  • Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát
  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thực hiện lại B1.
  • Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
  • Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, Chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã

Bước 4 – Thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công và chào thầu

Thiết kế kỹ thuật:

Sẽ cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án xây dựng công trình được phê duyệt. Thiết kế này sẽ thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp. Cụ thể là phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Thiết kế kỹ thuật là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế bản vẽ thi công:

Là hồ sơ bản vẽ chi tiết nhất, thể hiện đầy đủ các thông tin đảm bảo việc thi công. Được chính xác và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đảm bảo được điều kiện triển khai thi công công trình xây dựng

Chào thầu:

Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư. Đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ của dự án xây dựng.

Bước 5 – Tổ chức và quản lý dự án

Để có thể vận hành dự án cần có một đội ngũ quản lý dự án được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp được phân công nhiệm vụ và trách nghiệm rõ ràng. Koshi tự tin là một trong những doanh nghiệp có đội ngũ quản lý dự án xuất sắc và tận tậm nhất.

Bước 6 – Mua sắm và chuẩn bị vật liệu, thiết bị thi công

Lập danh sách vật liệu cần thiết.

Thực hiện quy trình mua sắm và chọn nhà cung cấp.

Bước 7 – Xây dựng, thi công

Công đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Nếu vị trí cần xây dựng là đất trống thì việc chuẩn bị mặt bằng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng nếu mặt bằng hiện trạng có nhà hoặc công trình cũ thì cần phải phá dỡ. Và tất nhiên bước đầu tiên khi phá dỡ chính là khảo sát địa hình lên phướng án thi công phá dỡ nhà cũ. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết nộp cho cơ quan chức năng. Tập kết máy móc, thiết bị, tiến hành phá dỡ, thu gom phế liệu có thể tái sử dụng. Cuối cùng là hút hầm cầu và dọn dẹp phế thải.

Công đoạn xây thô

Thi công phần thô là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công.  Các yêu cầu kỹ thuật được quy định trực tiếp trong bản vẽ thiết kế. Các kỹ sư có trách nhiệm giám sát thi công đúng với bản vẽ đã được kiến trúc sư và gia chủ thông qua trước đó. Gồm các giai đoạn cụ thể như sau:

Đào móng, xử lý nền, thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông móng, xây công trình ngầm như: bể tự hoại, hố ga, bể nước, ….

Thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông bản cầu thang, đà giằng, đà kiềng, dầm, cột, sàn… tất cả các tầng, sân thượng và mái theo thiết kế. Thi công mái loại mái tôn, ngói hay mái bê tông để có qui trình và thời gian thi công khác nhau.

Xây gạch và tô trát hoàn thiện tất cả các tường bao che. Tường ngăn phòng, hộp gen kỹ thuật, bậc tam cấp, bậc cầu thang bằng gạch ống.

Lắp đặt hệ thống ống âm của cấp thoát nước, điện cấp nguồn, chiếu sáng, điều hòa , điện thoại, internet, truyền hình,……

Thi công chống thấm sê nô, WC, sân thượng, bể ngầm,….. Riêng phần chống thấm tường có thể kết hợp trong việc trộn hóa chất vào vữa xây.

Công đoạn hoàn thiện

Những công việc sẽ được thực hiện trong công đoạn hoàn thiện là sản phẩm cuối cùng của quá trình xây dựng công trình. Nên công đoạn này chất lượng được ưu tiên hàng đầu. Công đoạn này bao gồm:

Ốp lát gạch hoặc đá: cần chú ý đến độ bằng phẳng sau khi lát. Mạch gạch và sự ngay hàng thẳng lối của những viên gạch. Là điều bạn dễ quan sát được nên dù sai sót nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của công trình.

Lắp đặt trần: ngày nay sự đa dạng về vật liệu làm trần tạo nên nhiều hình dáng và hiệu ứng khác nhau phù hợp với sở thích của chủ nhà.

Lắp cửa đi, cửa sổ, lan can, vách ngăn: với nhiều chủng loại và phong cách khác nhau. Nhưng vẫn đảm bảo vừa có chức năng bảo đảm an toàn an ninh vừa mang lại điểm nhấn cho công trình.

Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: Các thiết bị vệ sinh, thiết bị đầu cuối của hệ thống điện và hệ thống nước điều được lắp đặt trong khâu hoàn thiện.

Sơn nước nội ngoại thất: Giai đoạn yêu cầu cao về sự tỉ mỉ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Cần tìm đúng loại sơn và màu sắc đã được chỉ định trong bản vẽ để đạt đầy đủ hiệu ứng theo thiết kế.

Lắp đặt nội thất (nếu có): Dựa trên thiết kế nội thất với sự phân bố, lựa chọn nội thất phù hợp, màu sắc hài hòa, kích thước tương xứng, thông thường nội thất đã được gia công sẵn tại xưởng và lúc này chỉ lắp đặt vào vị trí.

Bước 8 – Kiểm tra và nghiệm thu

Nghiệm thu là bước so sánh – đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế và thực tế thi công giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Kiểm tra chất lượng công trình và kiểm tra theo yêu cầu. Thực hiện nghiệm thu và kiểm tra hoạt động của các hệ thống.

Bước 9 – Bàn giao và đưa vào sử dụng

Bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình đưa hệ thống vào sử dụng.

Bước 10 – Bảo trì và hỗ trợ

Thực hiện bảo trì định kỳ và bảo dưỡng. Hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình sử dụng và giải quyết vấn đề.

Bước 11 – Đánh giá dự án

Tổ chức buổi họp để đánh giá kết quả của dự án. Rút kinh nghiệm và ghi lại bài học học từ dự án.

Đó là 11 bước Quy Trình Để Hoàn Thành Một Dự Án Xây Dựng. Quy trình trên có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào loại dự án và yêu cầu cụ thể của từng dự án xây dựng. Quan trọng nhất là duy trì sự linh hoạt và tương tác giữa các bước để đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao cho dự án.

Nguồn: tổng hợp.

Read more...
Thiết Kế Nhà Tối Giản Mà Tinh Tế Của Người Nhật

Phong Cách Thiết Kế Nhà Tối Giản Mà Tinh Tế Của Người Nhật

Xứ sở hoa anh đào từ lâu luôn nổi tiếng là nơi có công nghệ tiên tiến đi đầu của thời đại, con người thì thông minh và họ cũng có một nền văn hóa phong phú mang bản sắc riêng. Nhưng không chỉ vậy người Nhật còn có một lối kiến trúc truyền thống cực kỳ độc đáo. Cụ thể là phong cách thiết kế nhà mang nét hoài niệm của quá khứ, đề cao sự tối giản nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp lôi cuốn đến lạ kỳ. Trong bài viết này, hãy cùng Koshi tìm hiểu phong cách thiết kế nhà tối giản mà tinh tế của người Nhật.

Thiết Kế Nhà Tối Giản Mà Tinh Tế Của Người Nhật

Phong cách thiết kế nhà của người Nhật thường mang đến sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tập trung vào sự tiện ích, tối giản, và tương tác hài hòa với thiên nhiên. Dưới đây là một số đặc điểm chung của phong cách thiết kế nhà ở Nhật Bản:

Tối giản

Người Nhật thường ưa chuộng sự đơn giản và tối giản trong thiết kế. Nội thất và trang trí thường được giữ một cách sáng tạo, không gian mở và ít đồ đạc hơn để tạo cảm giác thoải mái và rộng rãi. Ngoài ra, dù căn phòng có sặc sỡ hay đơn giản thì người Nhật luôn thích sử dụng những tone màu trầm để trang trí phòng. Theo người Nhật, một bóng đèn màu đỏ hoặc vàng nhạt sẽ làm cho không gian sống của bạn có cảm giác yên bình hơn. Sự tối giản này mang lại cảm giác hài hòa nhưng mang lại vẻ đẹp bình dị mà lôi cuốn lạ thường với sự thiết kế của những kiến trúc sư tài hoa.

Khối lượng công việc cũng như áp lực nơi công sở với người Nhật khá nặng nề, bởi vậy, căn nhà của họ luôn tối giản để có được không gian rộng nhất cho căn phòng. Họ chỉ sắp xếp những đồ cần thiết một cách gọn gàng, có tổ chức và không chấp nhận sự lộn xộn. Không gian sạch sẽ này sẽ khiến bạn đỡ mệt mỏi hơn.

Các căn phòng với phong cách thiết kế tối giản của người Nhật

Các căn phòng với phong cách thiết kế tối giản của người Nhật

Kết hợp giữa trong nhà và sân vườn

Nhà ở Nhật thường có các cửa sổ lớn, cửa kính trượt và sân vườn để tối ưu hóa sự tương tác với tự nhiên. Không gian trong nhà thường được thiết kế để mở ra ngoại thất. Thiết kế bên trong thường dùng chất liệu gỗ kết hợp với không gian của sân vườn ở bên ngoài đem đến sự hài hòa và cân bằng. Với các căn nhà hiện đại và không gian nhỏ hơn thì người Nhật cũng tiết giảm sự rườm rà, tránh làm rối mắt vì đây là điều tối kỵ của người Nhật.

Kết Hợp Trong Nhà Và Ngoài Vườn Phong Cách Nhật Bản

Kết hợp trong nhà và sân vườn mang đến cảm giác hài hòa, không gian mở tươi mới

Tính ứng dụng cao

Thiết kế nhà Nhật Bản thường chú trọng đến tính ứng dụng và tiện ích. Mỗi một phần của ngôi nhà hay các vật dụng bên trong luôn được sắp xếp để phục vụ một mục đích cụ thể, giúp tối ưu hóa sự sắp xếp không gian. Chính sự sắp xếp này cùng phong cách tối giản đã đem đến một phong cách rất riêng biệt tạo sự cuốn hút với bất kỳ ai say mê cái đẹp của kiến trúc, cảnh quan.

Phòng Ăn Thiết Kế Phong Cách Nhật

Mỗi một chi tiết trong căn phòng đều có mục đích riêng

Kết hợp hài hòa với tự nhiên

Người Nhật thường tôn trọng và hòa mình với tự nhiên. Việc sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ và đá, cũng như việc tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên, là những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà của người nhật. Từ những đền thờ trang nghiêm cho đến không khí yên tĩnh của một phòng trà truyền thống, kiến trúc Nhật Bản đều mang một nét đẹp tinh tế, sang trọng nhưng lại không hề cầu kỳ chính nhờ sự kết hợp hài hòa với tự nhiên này.

Gỗ là một loại vật liệu thường được sử dụng trong thiết kế của Nhật Bản, nó thể hiện sự kết nối với thiên nhiên. Đặc biệt, người Nhật thích sử dụng bồn tắm hoặc thùng gỗ. Căn phòng trông sống động hơn mà không mất đi tính hiện đại cũng như sự tinh tế.

Kiến trúc nhà cổ Nhật Bản hài hòa với tự nhiên

Các phòng ngủ truyền thống

Một số ngôi nhà truyền thống ở Nhật Bản vẫn giữ nguyên phòng ngủ kiểu tatami và sàn trải thảm. Các phòng ngủ thường linh hoạt và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đây cũng là một nét văn hóa mang bản sắc rất riêng của người Nhật vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.

Phòng Ngủ Kiểu Nhật Thiết Kế Tối Giản Với Gam Màu Trung Tính

Tính nhất quán

Phong cách thiết kế Nhật Bản thường theo đuổi sự cân bằng và nhất quán trong từng chi tiết, từ màu sắc đến hình thức và vật liệu. Toàn bộ công trình kiến trúc thường được làm từ sự kết hợp của một vài dạng vật liệu và luôn đạt được yếu tố nhất quán, không màu mè, tránh rườm rà.

Phòng tắm truyền thống

Người Nhật đã quá nổi tiếng với các phòng tắm nước khoáng nóng, nơi thường lui tới của họ sau một ngày làm việc. Tuy nhiên phòng tắm trong nhà cũng là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản. Người Nhật thường coi việc tắm như một hoạt động thư giãn và làm mới tinh thần.

Phòng Tắm Phong Cách Nhật Với Thùng Tắm Bằng Gỗ

Phong cách thiết kế tối giản là phong cách được người Nhật rất ưa chuộng bởi nó không chỉ mang lại sự tinh tế, tối ưu cho không gian mà còn giúp con người tiết kiệm và có những phút giây thư thái nhất. Nếu bạn muốn áp dụng lối thiết kế tối giản này vào trong căn nhà của mình thì hãy liên hệ với Koshi ngay nhé bởi chúng tôi là công ty được xây dựng và phát triển với văn hóa Nhật Bản nên phong cách thiết kế tối giản luôn được trú trọng và phát huy.

Nguồn: tổng hợp

Read more...
Chứng chỉ công trình xanh

Công trình xanh là gì? Những lợi ích của công trình xanh với xã hội

Nhiều người có thể xem rằng công trình xanh là một công trình đi kèm với những bức tường xanh và những tấm pin năng lượng mặt trời để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công trình xanh còn là một chủ đề lớn đa dạng nhiều lĩnh vực khác nhau với mong muốn giúp phát triển một môi trường sống tốt đẹp hơn.

Chứng chỉ công trình xanh

Nhìn chung, công trình xanh là một công trình xây dựng nhằm giảm những tác động xấu của môi trường và tăng cường sức khỏe của mọi người bằng cách:

  • Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng hợp lý như điện, nước và các nguồn tài nguyên khác nhằm tránh tiêu thụ quá mức.
  • Áp dụng năng lượng tái chế và vật liệu thân thiện với môi trường để giảm thiểu lượng khí thải từ các nhà máy và khí thải carbon.
  • Giảm thiểu các chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm ở các khu vực có nước, không khí và đất.
  • Nâng cao chất lượng môi trường sống qua các đường ống thông gió và ánh sáng tự nhiên cũng như chất lượng không khí qua các bản thiết kế và các phương tiện khác.
  • Nâng cao chất lượng môi trường sống qua các đường ống thông gió và ánh sáng tự nhiên cũng như chất lượng không khí qua các bản thiết kế và các phương tiện khác.

Những lợi ích của công trình xanh

Lợi ích môi trường

Khí thải và chất gây ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện là một trong những vấn đề nghiêm trọng làm biến đổi khí hậu, phát sinh các vấn đề về chỉ số chất lượng không khí gây mưa axit hay sương khói và đe dọa sức khỏe con người. Các giải pháp công trình xanh hiện nay như sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời, sử dụng nguồn điện sạch chiếu sáng tự nhiên làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải độc hại.

Chứng chỉ công trình xanh

42735601 – park in lujiazui financial center, shanghai, china

Lợi ích kinh tế 

Việc xây dựng công trình xanh giúp tiết kiệm năng lượng, nước và hiệu quả sử dụng tài nguyên nhờ vào các công nghệ xanh giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí vận hành để có thể tiết kiệm về lâu dài.

Lợi ích xã hội 

Các công trình xanh ngoài hai lợi ích về môi trường và kinh tế còn có lợi ích về xã hội. Công trình xanh chú trọng đến hệ thống thông gió, các vật liệu không độc hại, ít khí thải nhằm tạo nên môi trường sống tiện nghi và an toàn cho sức khỏe con người cụ thể như: môi trường sống không được thiếu không khí, thiếu ánh sáng, không ẩm mốc, không chất kết dính và các loại sơn độc hại, không chứa các mầm bệnh gây ra các bệnh về hô hấp, dị ứng, buồn nôn, đau đầu,…

Chứng chỉ công trình xanh

Hiện nay, các công trình xanh đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam nhờ sự cải thiện và nâng cao nhận thức của dân cư địa phương. Các nỗ lực từ phía Chính phủ và cơ quan nhà nước cũng đáng được ghi nhận bằng các hoạt động về tập huấn về Quy chuẩn quốc gia về công trình sử dụng năng lượng hiệu quả. Với các chia sẻ cơ bản về công trình xanh là gì, bài viết hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều chủ đầu tư quan tâm đến công trình này.

Read more...
tiêu chí của công trình xanh

Công trình xanh là gì ? Các chứng chỉ cấp phép công trình xanh hiện nay

  1. Công trình xanh là gì?

Công trình xanh (Green Building), theo định nghĩa của Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC), là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Nó bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Công trình xanh

 

Công trình xanh theo định nghĩa của WGBC

Tương tự, khái niệm công trình xanh đưa ra bởi Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Công trình xanh

2. Tiêu chí cơ bản

Có thể nói, một công trình xanh cần đáp ứng được một số tiêu chỉ cơ bản dưới đây:

_Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác

_Tìm kiếm và sử dụng các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

_Có các giải pháp giảm thiểu tối đa ô nhiễm, phế thải; đồng thời có các biện pháp tái chế, tái sử dụng hợp lý.

_Các vật liệu sử dụng cho công trình phải là các vật liệu không độc hại và bền vững.

_Môi trường bên trong của công trình phải có chất lượng không khí đảm bảo.

_Trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành cần phải tính đến các yếu tố môi trường và tính đến chất lượng cuộc sống.

_Thiết kế đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trường.

tiêu chí của công trình xanh

3. Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá công trình xanh

Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá công trình xanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

LEED – Leadership In Energy & Environment Design

Đây là tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của Mỹ, do USGBC (US Green Building Council) ban hành. Trên thế giới hiện nay, đây được coi là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất. Mặc dù không phải là bộ tiêu chuẩn tiên phong nhưng nó lại được chấp nhận nhanh chóng và sử dụng rộng rãi nhờ vào việc thương mại hóa, cho phép đánh giá, chứng nhận các công trình bên ngoài nước Mỹ.

Tiêu chí của công trình xanh

BREEAM – BRE Environment Assessment Method

BREEAM là bộ tiêu chuẩn của Anh, được BRE (Building Research Establishment) ban hành và là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên trên thế giới. Ty nhiên, phạm vi áp dụng của bộ luật này không được phổ biến ở nhiều nước mà chỉ trong phạm vi Vương Quốc Anh.

Tiêu chuẩn của công trình xanh

BREEAM là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên trên thế giới

 

Lotus

Cùng với nhận thức về sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, VGBC (Vietnam Green Building Council) cũng đã ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh riêng, có tên là Lotus. Bộ tiêu chuẩn này còn khá mới và đang từng bước được đưa vào ứng dụng thực tiễn nên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

tiêu chuẩn chứng chỉ xanh

BCA Green Mark

Với tham vọng trở thành nước đi đầu về công nghệ kỹ thuật trong khu vực và trên toàn thế giới, BCA (Building and Construction Authority) của Singapore đã ban hành bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình với những tiêu chí đánh giá phù hợp và dành riêng cho khu vực các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Tiêu chuẩn chứng chỉ xanh

Một Số Tiêu Chuẩn Khác :

CASBEE – Comprehensive Assessment System for Built Environment Efficiency của Nhật Bản.

Malaysia Green Building Index của Malaysia.

LEED India của Ấn Độ

BREEAM Gulf, BREEAM Europe của các nước vùng Vịnh và Châu Âu

HQE – High Quality Environmental Standard của Pháp

EDGE

Earthcheck

Green Globe

BEE

KCL Eco

BEAT

….

4. Những vật liệu phổ biến được sử dụng trong công trình xanh

Kính Cách Âm

Ngay từ tên gọi đã cho chúng ta thấy được đâu là đặc tính nổi trội của loại kính này. Kính cách âm (hay còn gọi là kính chống ồn) là loại kính có cấu tạo bởi 2 hay nhiều tấm kính ghép lại, có thanh đệm nhôm chứa hạt hút ẩm ngăn cách giữa các lớp kính này.

Không chỉ có khả năng chống ồn tốt, kính cách âm còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác như khả năng chịu lực tốt, khả năng chống cháy tốt, cách nhiệt, tính thẩm mỹ cao, an toàn cho người sử dụng,…

công trình xanh

Kính Cách Nhiệt

Loại kính cách nhiệt phổ biến và được nhiều người biết đến chắc hẳn là kính LOW E. Đây là loại sở hữu tính năng ưu việc có khả năng làm giảm sự hấp thụ nhiệt cũng như quá trình truyền tải nhiệt lượng.

Kính LOW E trong quá trình gia công sẽ được phủ một lớp metalic siêu mỏng lên trên bề để làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng từ ánh sáng mặt trời. Tại những khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì kính cách nhiệt có thể nói là đặc biệt phù hợp, giúp giữ nhiệt vào mùa đông và chống nóng vào mùa hè.

ᴋᴏsʜɪ ɢʀᴏᴜᴘ

🏬 Trụ sở chính: 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. HCM
🏢 Văn phòng HCM: 55 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
☎️ Hotline: 02866.533.869
📧 Email: info@koshigroup.vn
Read more...