Giải Pháp Chống Thấm Tường Nhà, Công Trình
Tường nhà là vị trí mà nhiều người dành sự quan tâm đến việc chống thấm cho nó. Bởi khi tường nhà bị thấm sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Tường bị ẩm thấp rong mốc, gây mùi khó chịu, vật dụng trong nhà bị hư hỏng vì vấn đề ẩm thấp, dần lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình và làm mất tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chính vì vậy mà nhiều người đang tìm kiếm cho mình những giải pháp chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà, công trình của mình. Trong bài viết này Koshi sẽ giúp bạn tìm hiểu về giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả.
Vậy chống thấm tường nhà là gì?
Chống thấm tường nhà là một biện pháp mà hầu hết các nhà thầu thi công công trình đều thực hiện nhằm mục đích ngăn sự xâm nhập của nước từ bên ngoài vào bên trong tường dẫn đến những hậu quả như đồ dùng vật dụng bên trong bị ẩm mốc hư hao, thiệt hại, làm mất cảnh quan thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường?
Hiện tượng thấm tường nhà xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ khách quan đến chủ quan. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng thấm dột tường nhà:
- Do thời tiết, trời mưa nhiều, lượng nước mưa ngấm dần vào các bức tường lớn. Đặc biệt, xi măng có bản chất là hút nước mạnh và có khoảng cách giữa các hạt (mao quản) đường kính khoảng 20-40 micromet. Vì vậy, khi nước mưa tiếp xúc với bề mặt tường thì sẽ ngấm dần qua các khe hở mao quản. Quá trình xâm nhập này gây ra hiện tượng ngấm tường nhà.
- Vị trí ống thoát nước cũng ảnh hưởng tới việc chống thấm tường nhà. Bạn cần lưu ý vị trí các ống thoát nước quá sát tường nhà. Như vậy, nước và hơi ẩm từ nơi này có thể xâm nhập vào bên trong tường theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường. Nếu tiếp diễn tình trạng này, tường sẽ xuất hiện những mảng loang lổ và lớp sơn bị xuống cấp.
- Sau một thời gian dài xây dựng, tường nhà bạn sẽ xuất hiện những vết nứt, bong tróc. Điều này khiến cho nước và hơi ẩm càng dễ thẩm thấu vào bên trong hơn. Nhất là vào mùa mưa, tình trạng này sẽ diễn ra càng trầm trọng hơn.
- Khi xây dựng, nhà bạn sử dụng nguyên liệu bê tông và vữa xi măng không đúng quy chuẩn. Điều này khiến cho các viên gạch, bê tông xuất hiện các lỗ rỗng, nước thấm vào tường nhanh hơn.
- Do công trình không sử dụng phương pháp chống thấm, chống dột ngay từ khâu xây dựng.
Tại sao phải chống thấm tường nhà?
Công việc chống thấm ( nhà mới xây và nhà cũ) là rất cần thiết, để khắc phục hậu quả của hiện tượng thấm dột gây ra. Bao gồm :
Công trình bị xuống cấp nhanh chóng : các vết bong tróc, nứt của bê tông. Là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.
Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình: Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính mỹ quan.
Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ : Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn, tuy nhiên khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…
Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe : Môi trường ẩm ướt lâu ngày là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi. Khi hít phải sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da…
Chống thấm tường nhà là hạng mục thường sẽ đòi hỏi tiến hành đầu tiên và cần phương pháp thích hợp cho từng trường hợp để có được hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất. Sau đây là những giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả và phổ biến:
Chống thấm tường ngoài trời
Kỹ thuật chống thấm tường ngoài trời cho nhà mới xây
Có 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Dùng doa làm sạch bề mặt, mục đích là để loại bỏ sần sùi, sạch cát mịn, trên tường ( Bước này có thể có hoặc không) .Tường phải đảm bảo khô, để các vật liệu chống thấm bám dính tốt.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm. Sau khi hoàn tất việc tạo bề mặt chắc khỏe. Trước khi vào làm chống thấm tường nhà ngoài trời nào đó. Bạn nên phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường và vật liệu chống thấm. Dù phương pháp chống thấm có là gì đi nữa.
Bước 3: Thi công chống thấm tường nhà mới xây. Chống thấm tường bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…, trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng nếu tường nhà đã quá xuống cấp. sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng để tạo lớp ngăn nước hữu hiệu cho tường ngoài trời.
Kỹ thuật chống thấm tường ngoài trời cho nhà cũ
Do quá trình sử dụng nhiều năm. Và là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của thời tiết. Mặt tường ngoài của các nhà cũ không tránh khỏi việc bong tróc sơn. Bị một vài vết nứt hay vết lõm do nở vật liệu… Cũng có thể do tác động ngoại cảnh tạo ra việc xứt mẻ tường. Do đó việc tu sữa chống thấm là rất cần thiết.
Có 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Vệ sinh, tái tạo lại lớp bề mặt tường ngoài của nhà cũ. Ở bước này ta sẽ loại bỏ hoàn toàn những lớp sơn cũ bị bong. Các mảng vữa liên kết yếu. Sử dụng chổi sắt, bay cạo hay máy đánh bề mặt có ráp sắt để quét sạch lớp này đi. Trám vá lại các điểm tường bị nứt rãnh bằng các loại như keo silicon hoặc thanh thủy trương hay những vật liệu phù hợp với độ rộng của vết nứt. Trát lại những điểm tường bung nở nhiều. Tạo mặt phẳng tốt nhất cho việc thi công chống thấm. Và cũng tái tạo lại mặt thẩm mỹ cho tường nhà, tránh bị đọng nước.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm. Ta sẽ phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm. Dù phương pháp chống thấm có là gì đi nữa.
Bước 3: Thi công lớp chống thấm tường nhà ngoài trời cho nhà cũ. Chống thấm bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng nếu tường nhà đã quá xuống cấp. Sử dụng sơn chuyên dụng để tạo lớp ngăn nước hữu hiệu cho tường ngoài trời…
Chống thấm tường bên trong nhà
Khi nào cần thực hiện chống thấm bên trong tường nhà?
Với nhà mới xây, thì nên chống thấm để hạn chế được sự cố thấm dột tường nhà sau này. Vừa tạo thẩm mỹ, giúp ngôi nhà sáng đẹp. Còn với tường nhà cũ ở lâu thì sẽ bị hao mòn, kể cả trước đó bạn đã thi công chống thấm tường nhà mới xây. Theo năm tháng bị tác động bởi địa chấn, nước mưa, lũ lụt,… các vấn đề sẽ dần xuất hiện như:
- Tường bị nứt nẻ
- Tường rêu mốc bụi bặm
- Tường có vết nước loang ố
- Đặc biệt phần chân tường nhà và nhà vệ sinh sẽ luôn bị ẩm
Kỹ thuật chống thấm tường bên trong nhà mới xây
Đối với tường nhà mới, việc chống thấm trong nhà có vẻ đơn giản, dễ dàng hơn. Bởi lúc này, tường mới có dấu hiệu bị thấm, chưa bị lan rộng, đồng thời chưa xuất hiện các vết chân chim hoặc bong tróc sơn.
Việc của bạn lúc này là chuẩn bị bột trét tường, sơn lót,… và các dụng cụ chuyên dùng như chổi quét sơn để xử lý.
Bước 1: dùng bột trét tường phủ kín bề mặt của nơi cần chống thấm.
Bước 2: làm phẳng và láng bề mặt tường, dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm tường sau đó đợi sơn khô lại.
Kỹ thuật chống thấm tường bên trong nhà cũ
Không giống như khi chống thấm tường nhà mới xây, chống thấm tường nhà cũ thì phải cẩn trọng hơn. Trước khi xử lý phải tưới ẩm tưởng, đục lớp vỏ bên ngoài. Vệ sinh vết nứt sạch sẽ rồi mới được sử dụng phụ gia và chất chống thấm tường để phủ lên.
Đối với những bức tường bị thấm ở nhà cũ, nhà xuống cấp, bạn tiến hành theo các bước:
Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ.
Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.
Bước 3: Dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất. Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất.
Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%.
Lưu ý: Khi xử lý bằng sơn chống thấm, bạn phải làm sạch tường cũ nếu không lớp sơn mới sẽ không bám chặt và đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, chân tường là nơi giao nhau giữa tường và sàn nhà. Hiện tượng chân tường bị thấm, mốc, rêu, bong tróc lở sơn gây mất mỹ quan của căn nhà mà còn tạo ra nguy cơ nhà bị sập vì phần móng của tường yếu, không đủ sức chống đỡ sức nặng của mái nhà. Vì vậy cần phải chống thấm tường nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực tầng hầm.
Cách chống thấm tường bằng việc lát gạch ở chân tường
Sử dụng giấy dán tường để chống thấm chân tường. Cách làm này cũng không khác là mấy so với cách sử dụng gạch ốp chân tường, cũng chỉ là biện pháp tạm thời để che đậy đi những vết bong sơn, nấm mốc.
Sử dụng vữa rót chảy: dựa theo đặc tính hút nước của xi măng. Những người thợ sẽ đục một khe rãnh dài theo chiều dài bức tường, cách bức tường từ 1-2cm và sâu tối đa 30cm tùy theo tình trạng thấm nước của tường. Sau đó người thợ thi công sẽ cho bê tông vữa tự chảy vào rãnh trên, giống như tạo ra một chân móng mới. Xi măng sẽ hút nước và se khít các vết nứt. Tuy nhiên lại có tác dụng phụ đó là nguy cơ tường bị sụt, bị lún.
Sử dụng hóa chất : Cách làm này chống thấm triệt để cho chân tường nhà. Tuy nhiên cần đến những chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm chân tường. Bởi để sử dụng được phương pháp này cần tính toán mạch vữa, khoảng cách giữa các mạch, lượng hóa chất pha chế, lượng hóa chất đổ vào các mạch,…
Tìm phương pháp chống thấm cho chân tường kịp thời giúp trả lại nét thẩm mỹ cho ngôi nhà cũng như tránh được những nguy cơ tiềm ẩn mà việc chân tường bị ngấm nước, ẩm mốc gây ra.
Chống thấm tường nhà bị nứt ở khe tiếp giáp 2 nhà
Chính là chống thấm khe tường giữa 2 nhà ( chống thấm nhà liền kề), có 1 số giải pháp cụ thể như sau:
Xử lý khe hở bằng máng xả nước
Tường liền kề giữa 2 nhà có khoảng trống nhỏ và đó là vị trí mà mà nước sẽ ngấm vào. Để ngăn chặn tình trạng này, phương pháp hiệu quả nhất là thiết kế máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào tường. Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, qua đó ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.
Xử lý chống thấm ngay khi bắt đầu xây dựng
Đây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả nhất. Trong quá trình thi công, ở vị trí tiếp giáp liền kề, bạn sử dụng gạch đặc, vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào. Trong trường hợp nhà bạn thi công trước, bạn hoàn toàn có thể trát lớp tường bảo vệ phía bên ngoài qua đó khả năng chống thấm của tường nhà bạn sẽ cao hơn. Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài, bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài.
Chống thấm ngược cho tường trong nhà liền kề
Khi không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới. Thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được cân nhắc nhiều nhất. Đối với nhà mới xây, khi xây gạch xong không trát tường mà tiến hành thực hiện chống thấm ngược. Đối với nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Để tiến hành chống thấm ngược, bạn thực hiện theo các bước:
Bước 1: Sử dụng phụ gia chống thấm để làm chất kết nối.
Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng.
Bước 3: Đợi 2-3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn bên trong tường, tiến hành té nước kiểm tra sự chống thấm ngược. Nếu nước không bị thấm thì đạt chuẩn, các vị trí vẫn bị thấm thì tiến hành quét lại.
Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và tiến hành quy trình sơn nhà như bình thường.
Cách chống thấm vết nứt trên tường
Tường nhà bị rạn, nứt là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà chúng ta sẽ có các cách chống thấm khác nhau.
Nếu tường nhà mới, vết rạn, nứt bé, bạn có thể chỉ cần dùng keo chống thấm tường chuyên dụng để trám vết nứt.Đối với những nhà cũ, vết rạn, nứt lớn, bạn cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và tường trước khi thi công, ta làm theo các bước:
Bước 1 : tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên tường
Bước 2: Xịt phụt rủa sạch sẽ
Bước 3: Dùng vật liệu chuyên dụng trét kín vết nứt
Bước 4: Phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt
Lưu ý: Đối với các hạng mục trong nhà, có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm tùy theo yêu cầu. Sau khoảng thời gian 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn sẽ hiểu thêm về các giải pháp chống thấm trong xây dựng nhà ở và công trình. Nếu bạn quan tâm về các giải pháp trong xây dựng, quản lý thi công thì Koshi là nơi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Koshi hiện đang cung cấp các dịch vụ thiết kế, quản lý thi công, tư vấn giám sát …
Nguồn: tổng hợp