TRAINING DAY 17/04

KOSHI GROUP là đơn vị tổ chức buổi Training day với chủ đề:

Tagline KOSHI -Training Day 1704-02

Lãng phí là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong nhiều doanh nghiệp, nó gây ra nhiều tổn thất, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngăn chặn điều này. Có rất nhiều giải pháp để ngăn sự lãng phí, trong đó nổi bật nhất là phương pháp TPS – Toyota Production System. Những mục tiêu chính của TPS là phác họa nền sản xuất không nặng nề, sản xuất trôi chảy và triệt tiêu lãng phí. “Muda” là một những triết lí 3M nổi tiếng trong phương pháp TPS.

“ MUDA” – LÃNG PHÍ. Vì thế, việc triệt bỏ ngay lập tức Muda là yêu cầu cấp thiết với bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy có những lãng phí nào trong các doanh nghiệp?

(1) Lãng phí do chờ đợi: là thời gian công nhân chờ bán thành phẩm từ một quá trình khác hay máy móc, thiết bị đợi nguyên vật liệu khi bàn giao chuyển ca…

(2) Lãng phí do sai lỗi: sản phẩm lỗi phải sửa chữa, khắc phục (ví dụ nhập sai dữ liệu, thông tin, kiểm soát quá trình kém, chương trình sai sót, nhầm lẫn, thông tin không chính xác…

(3) Lãng phí trong vận chuyển: mỗi khi một sản phẩm được vận chuyển, ví dụ vận chuyển nguyên liệu từ kho tới phân xưởng sản xuất hay giữa các công đoạn với nhau, đều có nguy cơ xảy ra như hỏng hóc, thất thoát, bị chậm trễ… Hơn nữa, khách hàng không trả tiền cho việc này;

(4) Lãng phí do tồn kho hoặc bán thành phẩm dở dang trong quá trình: Các dạng tồn kho có thể là nguyên liệu, bán thành phẩm (WIP) hoặc là các sản phẩm hoàn thiện. 

Điều này phản ánh nguồn vốn bỏ ra nhưng chưa tạo ra doanh thu, vì vậy, tồn kho quá mức cần thiết sẽ gây ra lãng phí cho cả nhà sản xuất và khách hàng…);

(5) Lãng phí do xử lí thừa: Các vận động cả tinh thần và thể chất của cá nhân không tạo ra giá trị (ví dụ như việc tìm kiếm hồ sơ/tài liệu hay thông tin trên máy tính, di chuyển không cần thiết do cách bố trí mặt bằng văn phòng/nhà xưởng bất hợp lí…).

Hay thực hiện những hoạt động mà khách hàng không yêu cầu, không cần thiết (ví dụ cung cấp số liệu, lặp đi lặp lại thiết kế nhiều biểu mẫu khác nhau với cùng loại thông tin, tài liệu…);

(7) Lãng phí do các cử động thừa: Có những cử động của công nhân như lấy chi tiết lên, đặt xuống hay tìm kiếm dụng cụ, chi tiết… là các lãng phí vì không tạo giá trị gia tăng nào cho sản phẩm, cần được giảm thiểu. 

(8) Lãng phí vì không sử dụng hết trí óc, kĩ năng, đóng góp của người lao động: Ví dụ như không lắng nghe và sử dụng ý kiến đóng góp của người lao động khi tìm kiếm các giải pháp, thiếu cơ chế chia sẻ các kinh nghiệm hay bố trí lao động không đúng với kĩ năng và sở trường phù hợp với công việc được giao (được gọi là lãng phí sức sáng tạo của người lao động).

361-3611402_muda-mura-muri-circle-hd-png-download
3M 1

MUDA là yếu tố không cần thiết trong công việc hàng ngày và làm tăng giá gốc. Vì thế, việc triệt bỏ ngay lập tức Muda là yêu cầu cấp thiết với bất cứ doanh nghiệp nào.

“Công việc chính” là những công việc sinh ra giá trị gia tăng, và nó được gọi là sản xuất. Việc nâng cao tỷ lệ “công việc chính” trong công việc hàng ngày là điểm mấu chốt trong hoạt động Kaizen.

“Công việc phụ” là những hành động không làm tăng giá trị gia tăng như việc tháo bỏ lớp vỏ bọc của sản phẩm, hay những việc phát sinh thêm khi nội dung công việc bị thay đổi. Chúng ta có thể nói đây là Muda nhưng phần nhiều trong số đó lại là những việc bắt buộc phải làm. Vì thể, để hạn chế Muda việc Kaizen điều kiện làm việc là rất quan trọng.

Cha đẻ của phương thức sản xuất Toyota – Taiichi Ono đã từng nói rằng: “Hãy biến chuyển động thành làm việc”. Vì sao ông lại nói thế? Bởi vì dẫu người nhân viên có “chuyển động” bận rộn thế nào đi nữa mà tỷ lệ “công việc chính” thấp thì không thể gọi đó là “làm việc”.

Koshi chúng tôi rất mong muốn đem đến thật nhiều giá trị đến với tất cả mọi người.

Tri ân thật nhiều!

Koshi group.

Hình 1: Training Day 17/04

Hình 2: Training Day 17/04

Hình 3: Training Day 17/04